Tin Đời sống !!!

Có lẽ chẳng ai hiểu cảm giác đau đớn về thể xác và tinh thần của hủ tục cắt âm vật hơn Margaret, một phụ nữ trong độ tuổi trên 70 tại khu vực Pokot ở phía bắc Kenya, Guardian đưa tin.
Cuộc đời Margaret bắt đầu từ khi Kenya vẫn còn là thuộc địa của Anh. Khi bà còn trẻ, thực dân Anh đã cố gắng cấm hủ tục cắt âm vật phụ nữ. Lệnh cấm của họ tạo nên động lực cho phong trào vũ trang chống sự cai trị của Anh. Thế rồi sau khi Kenya giành độc lập, chính phủ lại tiếp tục thực hiện những nỗ lực nhằm tiêu diệt hủ tục cắt âm vật.
Margaret không thể nhớ bao nhiêu cô gái từng hứng chịu đau đớn bởi bàn tay của bà. Khi bà mới hành nghề, công cụ cắt âm vật là đinh cong. Giờ đây bà thay đinh bằng dao lam.
Cắt âm vật, theo mô tả của Margaret, là một công việc rùng rợn. Thông thường các cô gái sẽ ngồi trên một tảng đá trong tình trạng khỏa thân để bà cắt một phần bộ phận sinh dục. Nếu họ chống cự, một nhóm người sẽ giữ họ để bà thực hiện nghi lễ. Sau khi hoàn thành công việc, bà thường vứt âm vật cho lũ chim. Thù lao cho mỗi lần hành sự của “koko mekong”, biệt danh của người cắt âm vật, là 2.500 shilling (tiền tệ Kenya), tương đương với hơn 500.000 đồng. Đó là một khoản thù lao lớn.
“Nếu chúng tôi từ bỏ công việc này, chúng tôi sẽ lấy gì để ăn?”, những "đồng nghiệp" của Margaret thường hỏi bà như thế mỗi khi bà khuyên họ bỏ nghề.
Theo Margaret, chính phủ phải tìm một công việc phù hợp cho những người như bà để họ từ bỏ công việc cắt âm vật.
“Họ sẽ chẳng bỏ nghề chỉ vì chính phủ muốn thế”, bà bình luận.
Cuộc đời người sống bằng nghề cắt âm vật

Bà Margaret không thể nhớ nổi số lượng cô gái mà bà cắt âm vật. Ảnh:Guardian
Luật pháp Kenya cấm hành vi cắt âm vật từ năm 2001. Nhưng bất chấp thực tế đó, một cuộc khảo sát y tế vào năm 2009 cho thấy 27% phụ nữ Kenya vẫn trở thành nạn nhân của hủ tục. Tỷ lệ phụ nữ cắt âm vật trong các dân tộc thiểu số còn cao hơn nhiều (98% đối với người Somalis và 73% đối với người Masai).
Read more »

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top